- Back to Home »
- Du lịch - ngành kinh tế mũi nhọn: Chiến lược và đột phá
Theo ông Long: Quảng Ninh sẽ trở thành một trung tâm du lịch quốc tế, một trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia, có hệ thống cơ sở vật chất động bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, có chất lượng cao, thương hiệu mạnh, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh, có năng lực cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế, thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và bảo đảm quốc phòng – an ninh. Quảng Ninh nằm trong vùng trọng điểm du lịch của quốc gia, có vị trí giao lưu thuận lợi với các điểm du lịch hấp dẫn trong vùng, có điều kiện tiếp cận với các nguồn khách lớn, nhất là nguồn khách từ thủ đô Hà nội và nguồn khách nước ngoài đi tàu biển. Là khu vực trung chuyển khách lớn từ Hạ Long - Bái Tử Long đi các điểm du lịch khác trong khu vực như: Móng Cái - Trà cổ, Cát Bà, Đồ Sơn, Cô Tô. Quảng Ninh cũng là nơi hội tụ được nhiều tài nguyên du lịch nổi trội. Có sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế. Ngoài thế mạnh độc tôn của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long với các giá trị thẩm mỹ và địa chất mang tính toàn cầu, Hạ Long - Bái Tử Long còn là vùng đất thiêng của dân tộc, nơi có nhiều truyền thuyết đặc sắc, có lịch sử phát triển lâu đời với dấu ấn rõ nét của nền văn hóa Hạ Long. Nơi đây tập trung nhiều bãi tắm dài, đẹp, nhiều hệ sinh thái biển nhiệt đới điển hình với tính đa dạng sinh học cao. Bên cạnh đó, tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống và đặc trưng: đánh bắt hải sản, nuoi trồng ngọc trai, nghề chã, nghề chài, nghề đánh bắt lưới đèn, câu mực,... Ngoài ra còn có nghề gốm sứ, điêu khắc trên chất liệu than đá,... Nếu nhìn một cách bao quát nhất về sự phân bố tài nguyên du lịch trên không gian lãnh thổ Tỉnh Quảng Ninh, chúng ta dễ dàng nhận thấy hầu hết nguồn tài nguyên đều dồn về phía biển với mật độ dày đặc và phong phú chưa từng thấy. - Ông có thể chia sẻ những thành tựu và bài học kinh nghiệm trong phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua? Những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành từ Trung ương đến tỉnh, hoạt động du lịch Quảng Ninh đã không ngừng phát triển và đạt được nhiều bước tiến quan trọng: Tổng số khách du lịch đến Quảng Ninh giai đoạn 2001-2010 tăng bình quân 11,8%/năm, trong đó khách quốc tế tăng 13,5%/năm; tổng doanh thu du lịch tăng bình quân 24,5%/năm. Năm 2012, tổng số khách du lịch đạt 7 triệu lượt, trong đó khách quốc tế đạt 2,4 triệu lượt, tổng doanh thu du lịch đạt 4.100 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ. Đến nay, toàn tỉnh có gần 1.000 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 16 khách sạn tiêu chuẩn 4 sao, trên 500 tàu du lịch các loại. Hoạt động du lịch có bước phát triển mới, tạo nên một hệ thống DN du lịch có thương hiệu và đem lại cơ hội, động lực cho nhiều ngành kinh tế khác phát triển, giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động (khoảng 23.000 lao động trực tiếp và 37.000 lao động gián tiếp). Du lịch đã góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội; bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa, dân tộc; đẩy mạnh quan hệ hữu nghị, hợp tác, hội nhập quốc tế. Các tuyến, điểm tham quan được mở rộng. Công tác tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch cơ bản phát huy hiệu quả. Quản lý nhà nước về du lịch có nhiều tiến bộ, chất lượng nguồn nhân lực được quan tâm đầu tư. Danh tiếng và vị thế của Vịnh Hạ Long ngày càng có ảnh hưởng tốt và đang trở thành điểm đến của du khách trong và ngoài nước. Năm 2014 mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ những chính sách, giải pháp tích cực, 6 tháng đầu năm tổng số khách du lịch đến Quảng Ninh đạt gần 4,8 triệu lượt, tăng 1% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt hơn 1,3 triệu lượt, tăng 3% so với cùng kỳ. Khách lưu trú đạt gần 2 triệu lượt, tổng doanh thu du lịch đạt 2.827 tỷ, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2013. - Theo ông đâu là khó khăn, thách thức đối với ngành du lịch Quảng Ninh trong thời gian tới? Du lịch Quảng Ninh chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn , đóng góp vào GDP của tỉnh còn thấp. Quy hoạch tổng thể du lịch của tỉnh cũng như quy hoạch chi tiết các vùng, trung tâm du lịch chậm được bổ sung, hoàn thiện, thiếu sự gắn kết với văn hóa, thương mại. Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu. Kết cấu hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ còn thiếu đồng bộ; quy mô doanh nghiệp còn nhỏ, hoạt động phân tán, chưa có sự liên kết tốt, tính chuyên nghiệp chưa cao, hiệu quả thấp, mội trường du lịch thiếu lành mạnh. Công tác quản lý nhà nước chưa theo kip tốc độ phát triển và bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là quản lý du lịch lữ hành, chất lượng các dịch vụ du lịch còn thấp… Hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch chưa có chiến lược lâu dài, nhất là đối với các thị trường du lịch quốc tế trọng điểm;… đó là những hạn chế mà chúng tôi cần phải sớm cải thiện và khắc phục. Mục tiêu của tỉnh là phát triển du lịch một cách toàn diện, có trọng tâm trọng điểm, trên cơ sở các tài sản vốn có như các di sản kỳ quan thiên nhiên thế giới, văn hóa riêng của tỉnh; bảo tồn các di sản thiên nhiên và văn hóa của Quảng Ninh, thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường, đặc biệt là tại Vịnh Hạ Long; khu di tích danh thắng tại Yên Tử... Phấn đấu đến năm 2020, du lịch là một trong những nguồn tăng trưởng kinh tế chính của Quảng Ninh với lượng du khách đến Quảng Ninh đạt khoảng 10,5 triệu lượt người. - Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh có những chủ trương, giải pháp gì để phát triển du lịch trong thời gian tới, thưa ông? Quảng Ninh xác định phát triển du lịch dựa vào nguồn lực bên trong là chiến lược, cơ bản và lâu dài; nguồn lực bên ngoài là quan trọng và đột phá. Chúng tôi đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các nguồn lực trong nước và nước ngoài cho đầu tư kết cấu hạ tầng tại các trung tâm du lịch, sản phẩm du lịch chất lượng cao; tăng cường quản lý nhà nước và xã hội hóa tối đa về quản lý, khai thác và bảo tồn các tài sản du lịch. Bên cạnh đó, tạo bước phát triển nhanh, rõ nét về du lịch nhằm khai thác và phát huy tối đa lợi thế Di sản – Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long , vịnh Bái Tử Long, Yên Tử và các khu di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh khác để Quảng Ninh thực sự là trung tâm du lịch quốc tế của cả nước; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trên địa bàn. Quan điểm của tỉnh là phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn, phát huy tối đa các lợi thế tự nhiên, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, các giá trị văn hóa, gìn giữ cản quan và bảo vệ môi trường. Đặc biệt, phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế biển, góp phần tích cực, hiệu quả vào xây dựng Quảng Ninh thành khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng – an ninh, phòng tuyến hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế. Phát triển du lịch phải gắn chặt với lộ trình xây dựng Khu hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn và Khu kinh tế cửa khẩu tự do Móng Cái. Đồng thời phát huy tối đa tiềm năng lợi thế đặc trưng về tự nhiên, yếu tố con người, xã hội và lịch sử văn hóa Quảng Ninh và đẩy mạnh liên kết vùng cho phát triển du lịch. Phát triển du lịch bền vững theo hướng chuyên nghiệp, hiện địa, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP của tỉnh; góp phần quan trọng thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”. - Xin cảm ơn ông!
Trang Nam thực hiện |