- Back to Home »
- Đạo Dừa, người từng tranh cử tổng thống Việt Nam Cộng hòa - huyền thoại và đời thực - Kỳ 2: Kỹ sư Pháp học trở thành giáo chủ Đạo Dừa
Đạo Dừa, người từng tranh cử tổng thống Việt Nam Cộng hòa - huyền thoại và đời thực - Kỳ 2: Kỹ sư Pháp học trở thành giáo chủ Đạo Dừa
Thế nhưng, sau một sự cố, ông từ bỏ tất cả, tìm nơi thanh vắng ngồi bất động hết năm này qua năm khác, chọn cách tu khổ hạnh, tự hành xác, cuối cùng thành Đạo Dừa cùng với sự ra đời một giáo phái.
Bảy năm du học Pháp Nguyễn Thành Nam sinh năm 1909 tại làng Phước Thạnh, tổng An Hòa, quận Trúc Giang, tỉnh Định Tường, nay là xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Cha ông là cai tổng Nguyễn Thành Trúc. Ông là con cả trong gia đình có tổng cộng 14 anh em thuộc 2 dòng con (cai tổng Nguyễn Thành Trúc có 2 vợ). Nguyễn Thành Nam là con dòng lớn với 10 người con. Vì là anh Hai trong gia đình, nên sau này khi trở thành Đạo Dừa, Nguyễn Thành Nam được các “đệ tử” (tín đồ của đạo Dừa) gọi là “Cậu Hai” hoặc “Ông Hai”. Vì là con của ông cai tổng quyền uy, giàu có trong vùng, nên từ nhỏ Nguyễn Thành Nam đã được cho ăn học đàng hoàng. Ông học sơ học tại quê nhà, sau học tiếp ở trường dòng TP.Mỹ Tho bên kia sông Tiền. Nguyễn Thành Nam tiếp tục học tại Trường Pétrus Ký (Trương Vĩnh Ký) ở Sài Gòn, trước khi đi qua Pháp du học vào năm 1928. Tại Pháp, chàng trai xứ dừa theo học ngành hóa học tại Trường Cao đẳng Hóa chất thành phố Rouen, cách Paris khoảng 150 cây số về phía đông bắc. Không biết trong 7 năm (1ừ 1928 đến 1935) trên đất Pháp, Nguyễn Thành Nam học hành ra sao, chỉ biết rằng chàng sinh viên người Định Tường này ăn chơi không thua kém những du học sinh gốc miền Tây Nam bộ vốn rất nổi tiếng về ăn chơi trên đất Pháp. Nguyễn Thành Nam thường đến vũ trường mang tên Rouen tại trung tâm thành phố, anh cũng thường có mặt tại các quán bar trong những tối cuối tuần. Giới học sinh các nước Đông Dương đang học tại Rouen thường gọi Nguyễn Thành Nam là “ông hoàng” vì tính ăn chơi phong lưu giống như giới quý tộc bên Pháp. Có lẽ ông cai tổng Nguyễn Thành Trúc phải dồn nhiều tiền của cho cậu quý tử Nguyễn Thành Nam học hành và ăn chơi cho “bằng anh bằng em” bên nước Pháp, nên 13 người con còn lại của ông (với hai bà vợ) không ai tiếp tục được cho đi du học. Ngày Nguyễn Thành Nam “vinh quy bái tổ” trở về, ông cai tổng Nguyễn Thành Trúc thuê mấy chiếc xe hơi cùng cả nhà lên Sài Gòn đón con. Khi về đến quận Trúc Giang, ông mướn chiếc tàu đò trang hoàng rực rỡ, có đánh trống múa lân, để rước “Cậu Hai” từ quận theo sông Ba Lai về làng. Người không gặp thời Từ Pháp trở về, đi vui chơi, thăm thú đó đây gần một năm, Nguyễn Thành Nam không ra làm quan trong bộ máy cai trị của chính quyền thực dân Pháp - vốn rất trọng dụng những người học hành đỗ đạt từ Pháp trở về, mà tính chuyện làm ăn kinh doanh. Là kỹ sư hóa học, ngành nghề còn khá mới mẻ ở xứ An Nam thuộc địa lúc bấy giờ, Nguyễn Thành Nam quyết định khởi nghiệp bằng nghề sản xuất kinh doanh liên quan đến ngành “hóa học” của mình, đó là sản xuất xà bông từ nguồn nguyên liệu trái dừa vốn rất dồi dào ở quê hương. Cơm dừa vốn giàu chất dầu, khi trộn lẫn với một số phụ liệu chuyên dùng, cho ra xà phòng bánh thơm mùi dầu dừa. Ông cai tổng Nguyễn Thành Trúc rất ủng hộ con thực hiện ý tưởng lý thú này. Ông đã dồn phần nhiều tài sản của mình để cậu con trai kỹ sư thực hiện ước mơ trở thành nhà sản xuất xà phòng hàng đầu của Việt Nam và cả Đông Dương. Thế nhưng, bao kế hoạch, kỳ vọng của cha con Nguyễn Thành Nam bỗng chốc sụp đổ tan tành chỉ vì một người phụ nữ có tên là Cô Ba. Trong lịch sử Nam bộ giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20, bỗng xuất hiện hai người phụ nữ có nhan sắc tuyệt trần, làm phong phú thêm đời sống chính trị, xã hội trong vùng và cả nước. Đó là bà Nguyễn Hữu Thị Lan, người tỉnh Định Tường (nay là huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang), người đã trở thành Nam Phương hoàng hậu - bà hoàng hậu duy nhất của triều Nguyễn được “phong Hậu” khi vừa “nhập cung”. Người phụ nữ thứ hai là Trần Ngọc Trà, quê ở Trà Vinh, vì vậy mà dân Sài Gòn còn gọi là cô “Ba Trà” hoặc “cô ba Trà Vinh”. Cô Ba Trà là con của thầy Thông Chánh ở tỉnh Trà Vinh. Vì một mâu thuẫn gì đó, thầy Thông Chánh đã rút súng bắn chết một quan Pháp, nên bị xử tử. Cô Ba Trà bỏ xứ lên Sài Gòn và đoạt ngay vương miện trong cuộc thi hoa hậu toàn Đông Dương, nhanh chóng nổi bật bởi sắc đẹp được xếp vào hàng “đại mỹ nhân” của Nam kỳ lúc bấy giờ. Cô Ba Trà kết duyên với doanh nhân Trương Văn Bền, người đi tiên phong sản xuất xà bông ở Nam kỳ. Sau khi cưới cô Ba Trà, ông Bền cho in hình vợ lên sản phẩm xà bông của hãng mình và đặt tên là “Xà bông Cô Ba”. Bằng chất lượng sản phẩm, sự quảng bá rầm rộ và danh tiếng của cô Ba Trà, “Xà bông Cô Ba” đã đánh bạt cả loại xà bông Marseille nhập cảng của Pháp, chiếm lĩnh cả thị trường Đông Dương, thậm chí còn xuất cảng đi Hương Cảng, Singapore... Trước giải phóng, sản phẩm này hầu như không có đối thủ. Nguyễn Thành Nam và gia đình mình xây dựng cơ sở sản xuất xà bông ở quê nhà vào lúc xà bông nhãn hiệu “Cô Ba” đang phất lên, chiếm lĩnh cả Nam bộ. Chỉ sau thời gian ngắn, cơ sở sản xuất xà bông của Nguyễn Thành Nam phải đóng cửa do không tiêu thụ được sản phẩm. Nguyễn Thành Nam phải ôm hận nhìn xà bông nhãn hiệu Cô Ba bán đầy ở các cửa hàng từ chợ tỉnh tới những vùng nông thôn heo hút. Ngay từ khi mới về nước, Nguyễn Thành Nam đã bị gia đình bắt phải cưới vợ theo đúng tinh thần “đại khoa đã đỗ, thì tới tiểu khoa”. Cuối năm 1935, đám cưới “Cậu Hai” được tổ chức linh đình, kéo dài ba bốn ngày, cô dâu tên Lộ Thị Nga, một cô gái xinh đẹp người Gò Công ở bên kia sông Tiền. Hai năm sau, bà Nga sinh con đầu lòng đặt tên Nguyễn Thị Khiêm. Đó cũng là người vợ và người con duy nhất của Nguyễn Thành Nam, bởi sau đó không lâu ông đã từ bỏ vợ con để tìm đến một ngôi chùa thanh vắng ngồi thiền suốt 3 năm, bắt đầu cho con đường trở thành Đạo Dừa trong tương lai. Bà Khiêm về sau đi định cư ở Hoa Kỳ, lấy chồng và có 4 con. Bà thỉnh thoảng có về thăm quê hương và xây dựng mồ mả cho cha là Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam. Bà Khiêm có 4 người con, trong đó có cậu con trai đã ngoài 40 tuổi mà chưa lập gia đình, chuyên tâm nghiên cứu tôn giáo và thích thiền tịnh giống như ông ngoại mình ngày trước.
Lên núi cao học đạo Buồn đời vì thất bại trong chuyện khởi nghiệp với nghề sản xuất xà bông, Nguyễn Thành Nam bỏ nhà đi phiêu bạt. Một ngày nọ, ông đặt chân đến một ngôi chùa hoang vắng nằm trên núi cao có tên là An Sơn ở vùng Bảy Núi thuộc tỉnh Châu Đốc (nay là tỉnh An Giang). Tại đây, ông gặp vị sư trụ trì ngôi chùa rất giỏi tiếng Pháp là hòa thượng Thích Hồng Tôi. Nguyễn Thành Nam và vị hòa thượng đã đàm đạo suốt 3 ngày ba đêm. Người kỹ sư hóa học đã hoàn toàn bị cửa Phật thu hút, ông đặc biệt thích thú câu chuyện thái tử Tất-đạt-đa ngồi thiền tịnh 49 ngày và thành Phật, đưa đến sự ra đời của Phật giáo. Sau một đêm dài đọc lịch sử ra đời của Phật giáo, sáng hôm sau, Nguyễn Thành Nam xin quy y cửa Phật. Nguyễn Thành Nam ngồi tại bệ đá trước cột phướn của nhà chùa, đêm ngày tịnh khẩu (không nói), chịu đựng gió sương, mỗi ngày chỉ ăn một lần vào giờ ngọ, thức ăn là một ít trái cây. Ông ngồi khổ hạnh suốt 3 năm như thế, làm cho cơ thể bị biến dạng hoàn toàn, từ một người đàn ông thân hình cao 1,75m, nặng hơn 80kg, ông trở thành một “cụ già” chiều cao chỉ còn 1,44m, nặng khoảng 30kg. Ba năm ngồi một chỗ, phơi nắng phơi sương, ăn uống rất ít, đã làm cho cột sống của ông bị rút lại và cong như cánh cung, da đen sạm, cơ thể chỉ còn da bọc xương. Năm 1948, Nguyễn Thành Nam kết thúc 3 năm ngồi tịnh trước cửa chùa An Sơn, xin phép thầy Thích Hồng Tôi trở về quê hương để tiếp tục hành đạo. Trở về Định Tường, ông tiếp tục ngồi tựa mé sông trên cầu Bắc ngày đêm thiền tịnh, mặc cho kẻ qua người lại. Có lẽ do nơi đây không yên tĩnh, nên sau đó ông tìm đến mỏm cù lao Long nằm giữa sông Tiền để tiếp tục ngồi thiền tịnh. Một thời gian sau, ghe tàu đánh cá về đậu ngày càng nhiều quanh cồn Long, gần nơi ông thiền tịnh, nên Nguyễn Thành Nam rời gốc cây trở về quê nhà Phước Thạnh sau 5 năm đi “học đạo”. Khi Nguyễn Thành Nam mới chống gậy bước vào nhà, trên tay cầm bình bồ tát, cả nhà không ai nhận ra đó là người thân của mình. Tại gia đình ở xã Phước Thạnh, Nguyễn Thành Nam dựng đài bát quái cao 14m, trên một thân dừa bị đốn ngang ngọn cặp sông Ba Lai. Hàng ngày ông lên đài ngồi thiền tịnh, mỗi ngày chỉ xuống đất để ăn một trái dừa vào giờ ngọ, xong leo lên đài cao ngồi thiền tiếp. Mỗi năm ông chỉ tắm một lần đúng vào ngày Phật Đản. Cùng với việc ngồi tịnh cao chót vót trên ngọn dừa, ông còn kêu gia đình mua chiếc xà lan nhỏ đem về đậu dưới mé sông, cạnh đài bát quái, treo cờ phướn, tuyên truyền về đạo. Nhờ đó mà người dân trong vùng bắt đầu biết đến việc hành đạo của ông, ngày càng có nhiều người hiếu kỳ tới xem, một số tình nguyện trở thành “đệ tử” của ông. Số tín đồ lúc này lên đến vài trăm người n
|