- Back to Home »
- AI CẬP »
- Khám phá Ai Cập của thiên chúa giáo (Phần 4)
Posted by : Unknown
Sunday, June 30, 2013
Tọa lạc bên bờ biển Đỏ, Hurghada nổi lên như một trung tâm quốc tế về du lịch biển. Mới chỉ cách đây vài chục năm, Hurghada chỉ là một ngôi làng chài tầm thường nhưng giờ đây hàng loạt resort hạng sang mọc lên như nấm phục vụ nhu cầu du khách Châu Âu đặc biệt là người Đức và người Ý. Với những bãi biển cát mịn và dải san hô tuyệt đẹp cộng thêm ánh nắng ấm áp suốt năm, Hurghada không khác gì Phuket của Thái Lan và du khách đến đây chỉ để nằm dài tắm nắng hoặc lặn sâu xuống ngắm san hô, hoặc đơn thuần là tham gia thác loạn thâu đêm trong những hộp đêm sôi động.
Đặt chân đến Hurghada vào buổi tối, tất cả thành viên đoàn không tránh khỏi cảm giác sốc trước sự thay đổi quá đột ngột về không gian. Mới sáng hôm đó, chúng tôi còn thăm tu viện Saint Antony tĩnh lặng giữa lòng một sa mạc hoang vu, nơi chỉ có những người sùng đạo viếng thăm, đem theo một hệ thống các giá trị tinh thần tuyền thống thiên chúa giáo. Ấy thế mà vào buổi tối, chúng tôi phải đối mặt với một Hurghada đầy rẫy dân du lịch ăn mặc đồ bơi áo tắm hớ hênh chạy ra bãi biển, sự sôi động dấy lên bởi các quầy bar ầm ĩ nhạc nền. Cho dù đã biết trước điều này, nhiều thành viên đoàn vẫn không hoàn toàn tin vào mắt mình. Chúng tôi không có cách nào khác là phải ngủ qua đêm ở Hurghada bởi đây là nơi duy nhất có chuyến tàu thủy giúp chúng tôi qua eo biển Đỏ để đến bán đảo Sinai, chốt tiếp theo trong hành trình của chúng tôi.
Sáng hôm sau, chúng tôi bắt chuyến sớm nhất vào buổi sáng và chỉ 1 tiếng rưỡi sau, chúng tôi đã đáp đến Sharm El Cheik, một địa danh khét tiếng khác của Ai Cập, cũng cùng trường phái như Hurghada. Cho dù không hề nán lại tham quan bất cứ thứ gì trong hai địa danh này nhưng sự tồn tại của Sham El Cheik và Hurghada minh chứng cho việc hình ảnh Ai Cập không chỉ có kim tự tháp, sông nil và sa mạc mà còn là eo biển Đỏ đẹp mê hồn. Chỉ có điều sự phát triển du lịch biển ở Ai Cập đã tạo ra những hậu quả trái chiều.
Thật vậy, không thể phủ nhận việc quần thể resort nghỉ dưỡng dọc biển Đỏ đã thu hút rất nhiều khách du lịch phương Tây và đem lại lợi nhuận khổng lồ cho quốc gia. Tuy nhiên, những vị du khách da trắng này cũng đem đến không ít phiền toái. Các bạn biết đấy, Ai Cập là một quốc gia Hồi giáo với phần lớn công dân tuân thủ chặt chẽ những điều luật về phong tục tập quán và những điều cấm kỵ. Với một quốc gia mà phụ nữ không được ăn mặc hớ hênh và đàn ông không được uống rượu bia, sự hiện diện của hàng loạt quầy bar và những bãi biển chứa đầy phụ nữ mặc bikini khiêu gợi không khỏi khiến nhiều công dân Ai Câp bức xúc. Thêm một điều nữa, những người Ai Cập làm việc trong các khu nghỉ mát này đôi khi có cảm giác mình như những kẻ nô lệ phục vụ cho dám người da trắng kia. Sự ức chế và căm ghét dám khách du lịch này là điều không thể tránh khỏi. Như một điều hiển nhiên phải đến, người Hồi giáo ở Ai Cập đã từng nhiều lần thực hiện các quộc bắt cóc hoặc nổ bom cảm tử để gửi một thông điệp rất rõ đến thế giới phường Tây : “hãy cút khỏi đất nước của chúng tao, đừng mang đến đây những gã khùng say rượu và những con đĩ thõa bikini”. Từ Cairo đến Luxor, hàng năm người ta lại thỉnh thoảng đưa tin du khách Pháp bị nổ bom nát bét trong khu phố Khan El Khalili, một chuyến xe du lịch Hoa Kỳ bị gài bom trên đường đến Luxor, một phụ nữ Anh quốc bị cá mập tấn công ở Sharm El Cheik. Là những người Châu Á không trực tiếp là nạn nhân của những vụ tấn công trên, nhưng hình ảnh Hồi giáo cũng chẳng mấy tốt đẹp trong con mắt chúng ta. Nhưng nếu nhìn nhận lại một chút, không không phải không có lý khi mà những người Hồi giáo này tấn công bạo lực vào khách du lịch phương Tây. Khi đặt chân đến xứ người, chí ít thì cũng phải tôn trọng văn hóa địa phương một chút, cớ gì lại vác theo lối sống buông thả kiểu Tây đến áp đặt vào đất nước của họ. Đừng nới là Ai Cập mà ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới, hễ dân Tây có kiểu du lịch như vậy là lập tức ăn bom nổ của dân Hồi giáo địa phương. Còn nhớ năm 2001, tại đảo Bali của Indonesia (quốc gia đông dân Hồi giáo nhất thế giới), một khu nghỉ mát bị đánh bom cảm tử, chết rất nhiều dân da trắng. Nguyên nhân cũng vậy thôi, mấy đứa choai choai từ Úc, Anh đến đây cởi trần hoặc mặc bikini hớ hênh rồi say bí tỉ ban đêm. Bọn chúng còn mang theo tệ nạn gái điếm, khiến những cô gái Bali vốn dĩ thuần túy nhưng bị biến chất chạy theo đồng tiền. Bức xúc quá, việc dân đảo Bali cho vài phát bom thì cũng phải thôi.
Quay trở lại với Sharm El Cheik, chỉ mới đặt chân đến thành phố này, chúng tôi ngay lập tức nối chuyến để đi sâu hơn vào bán đảo Sinai, một vùng đất đóng vai trò quan trọng từ hàng thiên niên kỷ nay. Nằm ở vị trí giao thoa chiến lược giữa Bắc Phi, Tây Á và Địa Trung Hải, bán đảo Sinai ngay từ thời cổ đại đã là ngã tư của nhiều nền văn minh. Lý do chính khiến chúng tôi phải đến Sinai là vì bán đảo này có mối quan hệ mật thiết đến lịch sử phát triển thiên chúa giáo. Đối với người phương Tây hoặc bất cứ ai theo đạo Thiên chúa giáo hay đạo do thái, ai ai cũng biết đến cái tên Sinai bởi nó liên quan đến một truyền thuyết bất hủ trong tôn giáo của họ, truyền thuyết về Mose. Tất cả bắt đầu từ giai đoạn lịch sử 1300 trước CN tại xứ sở Ai Cập của những vị Pharaon. Theo truyền thuyết kể lại trong kinh thánh của người do thái và thiên chúa giáo, dân tộc do thái (tổ tiên của những người Israel bây giờ) sống lưu vong trên đất Ai Cập dưới sự bảo hộ của Pharaoh. Với sự siêng năng và thông minh, họ dần dần nắm giữ nhiều vị trí chủ trốt trong xã hội Ai Cập. Điều này khiến cho Pharaon lo lắng một ngày nào đó dân tộc do thái sẽ nổi dậy lật đổ ngai vàng. Vì thế, Pharaon hạ lệnh triệt hạ tất cả những đứa trẻ do thái để không còn hậu duệ nào có thể gây nguy hiểm nữa. Tất cả trẻ sơ sinh đều bị dìm chết đuối trên sông Nil, duy nhất chỉ có một đứa trẻ còn sống sót, đó là Mose.
Chính đứa trẻ này sau đó lớn lên và trở thành vị lãnh tụ vĩ đại dìu dắt dân tộc do thái thoát khỏi sự kìm cặp của người Ai Cập. Ông dẫn tất cả dân tộc lang thang trong sa mạc và mon men đến ven bờ biển Đỏ. Nhưng khổ nỗi khi đặt chân đến đây thì không còn đường nào nữa trong khi phía sau lưng quân đội Ai Cập liên tục bám riết. Mose đã làm phép khiến cho biển Đỏ bị xẻ đôi, dọn đường cho người do thái băng qua để đến được bán đảo Sinai này nay. Tiếp theo đó, đỉnh núi Sinai, Mose nhận được 10 điều răn từ thượng đế và kể từ đó, 10 điều răn này trở thành hệ thống các giá trị nhân sinh quan trong kinh thánh của cả người do thái và thiên chúa giáo.
Truyền thuyết về Mose nổi tiếng đến nỗi đã trở thành nguồn cảm hứng vẽ tranh trong nghệ thuật Châu Âu những thế kỷ 17-18 và rồi sau này được chuyển thể thành phim ảnh với bộ phim 10 Commandment của Hollywood.
Chuyến đi vào sâu trong lòng bán đảo Sinai của chúng tôi chứa nhiều cảm xúc và có lẽ nhiều hơn vài phần so với công đoạn vào thăm các tu viện bởi những lý do nêu trên. Cảm giác được đặt chân đến một vùng đất huyền thoại khiến nhiều thành viên trong đoàn hồ hởi nhưng tôi thì không hoàn toàn có được cảm giác đó bởi đơn giản tôi không thành tâm. Càng đi sâu vào bên trong, chúng tôi càng lấn sâu vào một vùng đất sa mạc và xa rời thế giới của nền văn minh nhân loại. Băng qua những nẻo đường đầy cát bụi, chúng tôi có cảm giác như đang băng qua một đại dương, chỉ có điều thay vì nước biển, đó là sa mạc. Lác đác đây đó là một vài nhóm người dân du mục đi lại với những chú lạc đà, hệt như việc thỉnh thoảng mới gặp những con thuyền chài trên đại dương bát ngát. Dưới cái nóng đôi khi lên đến 50 độ, rất nhiều thành viên ngồi im lặng trong xe ngắm nhìn biển cát bất động bên ngoài. Tôi có thể hiểu được tâm trạng của họ, những người sùng đạo đang mường tượng về một viễn cảnh lang thang trong sa mạc như thể chính họ đang là những hậu duệ của Mose và đang vội vã trốn chạy khỏi sự truy đuổi của quân đội Ai Cập.
Suy cho cùng, truyền thuyết thì vẫn là truyền thuyết. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu công phu của các chuyên gia sử học nhưng chưa có tài liệu nào thống nhất về vị trí địa lý chính xác của con đường Mose sử dụng. Thậm chí trên những phiến đá Ai Cập cổ đại, không có bất cứ tài liệu nào chứng minh sự tồn tại của dân tộc do thái trên đất Ai Cập. Mặc dù có những ý kiến trái chiều về hành trình lang thang của dân tộc Israel, những giả thuyết lô-gích nhất cho rằng chắc chắn sau khi vượt qua biển Đỏ, Mose đã đặt chân đến một khu vực nằm không xa Sharm El Cheik ngày nay và rồi từ đó đi sâu vào bên trong bán đảo Sinai. Có vẻ như hướng đi của nhóm chúng tôi khá tương đồng với hướng đi mà Mose xưa kia đã sử dụng. Sau khi rời xa Sharm El Cheik khoảng gần 2 tiếng, chúng tôi áp sát ốc đảo Wady Feiran, được ví như “viên ngọc của Sinai” bởi đây là ốc đảo lớn nhất về kích cỡ trên bán đảo Sinai (dài khoảng 5km) .
Theo như truyền thuyết kể lại, Mose và dân tộc Israel đã từng đi qua đây. Tại xứ sở toàn sa mạc này, việc tìm được nguồn nước là điều gần như không thể trong khi đã có quá nhiều người bị chết khát dọc đường. Mose đã phù phép và làm xuất hiện một vũng nước lớn, sau này trở thành ốc đảo Wadi Feiran màu mỡ với rất nhiều cây cọ xung quanh. Với một câu truyện ly kỳ như vậy, ngay từ những thế kỷ 4-5 sau công nguyên, đã có rất nhiều phái đoàn hành hương quyết định đi quá giang qua đây với mục đích sống lại những giây phút thần thánh được ghi khắc trong kinh thánh của họ. Chính vì lý do này, dọc trục đường Sharm El Cheik-Wadi Feiran – Mont Sinai nằm rải rác các công trình kiến trúc cổ thiên chúa giáo, chủ yếu là tu viện nhỏ hoặc nhà thờ được xây lên bởi các phái đoàn hành hương. Họ muốn sống và tu hành gần những nơi được cho là có dấu vết của Mose, với hi vọng sẽ tu thành chính quả.
Ngày nay, Wadi Feiran không còn giữ vị trí quan trọng trên phương diện tôn giáo nữa nhưng vẫn đóng vai trò cung cấp nguồn nước canh tác và sinh hoạt cho khá nhiều nhóm người du mục từ phương khác đến. Với khoảng 30.000 cây cọ, nguồn nước ở đây đủ để các bộ tộc du mục quá giang vài tuần, trước khi tiếp tục hành trình đi sinh sống ở những nơi khác. Theo thông số của chính phủ Ai Cập, trên toàn bộ bán đảo Sinai có khoảng 70.000 người du mục Bedouine với các nguồn gốc xuất xứ khác nhau. Trong số này có khoảng 7000 người sống gần như cố định trong khu vực giữa Wadi Feiran và Mont Sinai. Những người còn đang sinh sống ở ốc đảo Wadi Feiran thuộc về dòng bộ tộc Jebeliya, một bộ tộc có mối quan hệ truyền thống lịch sử lâu đời với cộng đồng thiên chúa giáo trên bán đảo Sinai và đặc biệt là với tu viện Saint Catherine (cách Wadi Feran chừng 40km). Tôi sẽ quay lại với tu viện này trong những trang dưới đây.
Ngay từ những thế kỷ 5-6, mối quan hệ mật thiết giữa tu viện Saint Catherine và cộng đồng người Jebeliya đã được thiết lập trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Cộng đồng tu sĩ thực hiện canh tác trồng trọt và cung cấp lương thực hoặc dịch vụ nghỉ ngơi quá giang cho các bộ tộc du mục. Ngược lại, người Jebeliya, với bẩm sinh năng khiếu giao chiến đáp lại bằng sự bảo vệ quân sự của họ. Thực ra, người Jebeliya có một điểm khác biệt so với các bộ tộc du mục khác trong du mục vì họ không có nguồn gốc từ bán đảo Sinai. Những người Jebeliya ngày nay là hậu duệ của tổ tiên vốn dĩ có nguồn gốc từ Đông Âu hoặc ven bờ biển Đen bị lưu đầy đến đây vào những thế kỷ 5-6. Tại sao lại có làn sóng di cư này? Sau khi đế chế La Mã sụp đổ vào nửa cuối thế kỷ thứ 5 sau công nguyên, đế chế Byzantine lên thay thế trở thành quyền lực lớn nhất trong khu vực Trung Đông và thiên chúa giáo trở thành tôn giáo chính thức của đế chế này. Thời điểm ấy, tu viện Saint Catherine và Ai Cập là lãnh thổ của để chế Byzantine.
Để bảo vệ tu viện, đế vương Byzantine chiêu tập các binh sĩ nằm rải rác ở Đông Âu và ven biển Đen rồi gửi tất cả đến sống xung quanh tu viện. Ngoài nhiệm vụ canh gác và bảo vệ, những thế hệ binh sĩ đầu tiên này còn phải tham gia các hoạt động hằng ngày như làm vườn, làm bánh hoặc nghề mộc. Dần dần, khi mà bản thân đế chế Byzantine sụp đổ, một số bộ phận người lính này không còn duy trì lối sống canh tác nữa mà lại tiếp nhận lối sống du mục, để thích nghi tốt hơn với sự khắc nghiệt của sa mạc.
Và thế là bộ tộc du mục Jebeliya được hình thành. Những thế hệ binh sĩ đầu tiên lần lượt cưới xin và chung sống với những người phụ nữ thuộc các dòng bộ tộc khác, tạo ra thế hệ con lai nửa Âu nửa ảrập. Sau đó, với làn sóng phổ cập đạo hồi vào những thế kỷ 7-9, bản thân những người con lai thuộc dòng Jebeliya từ bỏ đạo thiên chúa giáo và tiếp thu phong tục tập quán đạo hồi. Kết quả là những người Jebeliya ngày này có khoảng 90% mang tính “ảrập” đạo hồi. Chỉ còn khoảng 10% là mang tính Châu Âu, thể hiện qua dáng vẻ khuôn mặt có cái gì đó nhang nhác “Nga ngố”.
Một điều thể hiện rất rõ sự khác biệt giữa người Jebeliya và các bộ tộc du mục khác ngày nay là khả năng canh tác vườn tược của họ. Lạc vào ốc đảo Wadi Feiran, không khó để phát hiện ra những thửa đất được biến thành các khu vườn trông rau và cây quả rất xanh tươi. Với sự biến đổi khí hậu, lượng nước mưa trên bán đảo Sinai ngày càng ít đi và điều này ít nhiều ảnh hưởng đến sự tồn tại lâu dài của bán đảo Wadi Feiran. Không ít thửa vườn canh tác đã bị bỏ hoang. Nhiều hộ dân ở đây từ bỏ lối sống nông nghiệp canh tác hoặc du mục truyền thống để đi theo lối sống hiện đại hơn, dựa trên việc đi làm thuê nơi khác hoặc đơn thuần là sản xuất hàng hóa phục vụ cho du lịch. Điều này làm tôi liên tưởng đến những dân tộc thiểu số ở Việt Nam, đặc biệt là các dân tộc Hmong, Dao, Tày, Nùng ở các khu vực quanh Sapa, họ cũng sẽ chịu chung số phận như vậy, từ bỏ lối sống trồng trọt truyền thống để chạy theo du lịch. Tôi sẽ quay lại chủ đề này sâu hơn trong phần ký sự liên quan đến hành trình sang Ai Cập lần thứ hai.
Quay trở lại với Wadi Feiran, khi ô tô của chúng tôi đáp đên nơi thì cũng trùng với giờ ăn trưa. Chúng tôi được đón tiếp bởi tu viện 7 sisters Monastery. Sau đó, chúng thôi thăm thú loanh quanh, giao lưu với một số hộ gia đình Jebeliya trước khi tiếp tục tiến thẳng về tu viện Saint Catherine, điểm dừng chân cuối cùng của ngày. Tu viện này là điểm sáng lớn nhất trong hành trình đến bán đảo Sinai. Cái tên Saint Catherine được đặt ra vì truyền thuyết kể lại rằng có một thiếu nữ tên Catherine sống vào thế kỷ thứ 3 sau công nguyên đã có công lớn trong việc truyền bá đạo thiên chúa giáo ở Trung Đông. Như thường lệ, vì Ai Cập còn đang nằm dưới quyền thống trị của đế chế La Mã, và vì người La Mã rất ghét việc một tôn giáo khác nổi lên cạnh tranh với truyền thống tôn thờ thần Zớt của họ, Catherine bị đem ra xử trảm. Sau khi chết, một thiện thần từ trên trời bay xuống và đem xác đến vị trí mà tu viện Saint Catherine hiện tại được xây. Cũng như các tu viện Saint Antony hay ở Wadi El Natrun, tu viện Saint Catherine sinh ra trong cùng một giai đoạn nhưng có phần khác so với các công trình khác. Điểm đặc biệt ở đây là Saint Catherine chưa bao giờ là nạn nhân của các cuộc tấn công từ bộ tộc du mục hay từ các thế lực khác. Vì thế, những gì mà chúng tôi đang nhìn trước mặt là phiên bản nguyên gốc của những thế kỷ đầu sau công nguyên. Và ngay cả khi làn sóng chinh phạt quân sự của người Ả rập nổi lên trong những thế kỷ sau đó, tu viện Saint Catherine chưa bao giờ bị tấn công. Nguyên nhân vì sao? Saint Catherine may mắn hơn những tu viện khác vì được chính thánh Mohamed (người sáng lập ra đạo hồi) ký xác nhận đồng ý tha bổng cho tu viện và cấm bất cứ hậu duệ hồi giáo nào được phép tân tấn công tu viện này. Thậm chí ngay cả những thế kỷ 16-17, khi quân đội Ottoman đến từ Thổ Nhĩ Kỹ xâm chiếm toàn bộ Bắc Phi, họ cũng tha bổng luôn.
Chúng tôi chưa vội thăm tu viện ngay mà để dành đến ngày hôm sau. Chúng tôi làm thủ tục nhận phòng tại một khách sạn chỉ nằm cách tu viện tầm 5mn đi xe. Ngày nay, người ta nói đến “thị trấn” Saint Catherine hơn là một tu viện bởi sự hiện diện của một quần thể cơ sở hạ tầng xung quanh nhằm mục đích phục vụ khách du lịch. Trong phần trước, tôi có đề cập đến concept “Disneyland” hóa các di tích tôn giáo. Saint Catherine là một ví dụ khác minh chứng cho ý tưởng này. Khác với chuyến viếng thăm tu viện Saint Antony, Saint Catherine nổi danh hơn nhiều nên lượng khách du lịch cũng đông hơn. Theo như cậu ở lễ tân nói, vào dịp cao điểm thì có khoảng hơn 1000 khách ngủ đêm tại đây, phần lớn trong số họ đến đây theo dạng tour ngắn ngày từ Sharm El Cheik. Những đoàn khách du lịch này thường được quảng cáo tour đến Sinai như kiểu “hành trình đến miền đất hứa”, một cái tên rất kêu và có liên quan trực tiếp đến lời truyền trong kinh thánh của thiên chúa giáo. Bên trong tu viện Saint Catherine vẫn còn khoảng 25 tu sĩ sinh sống nên mọi hoạt động tham quan du lịch phải tuân theo quy tắc của họ, có nghĩa là tu viện chỉ mở cửa vào buổi sáng, đến trưa là đóng cửa hoàn toàn. Chính vì lẽ đó mà chúng tôi phải xây dựng một chương trình giống như bất cứ phái đoàn du lịch nào đến đây : đến vào buổi chiều, làm thủ tục nhận phòng rồi đi ngủ sớm, rạng sáng hôm sau trèo lên đỉnh núi Mont Sinai ngắm mặt trời mọc rồi xuống núi ăn sáng và thăm tu viện Saint Catherine trước 12h trưa.
Ngày tiếp theo là một ngày thật sự vất vả với chúng tôi nhưng có lẽ cũng là ngày đỉnh điểm nhất của toàn bộ chuyến hành hương đến đất Ai Cập vì đây là ngày chúng tôi leo lên đỉnh núi Mont Sinai, nơi được cho là Mose đã gặp được thượng đế và đón nhận phiến đá ghi lại 10 lời răn của thượng đế. Ngay từ 3h sáng, chúng tôi thức dậy và bắt đầu hành trình leo lên đỉnh núi Mont Sinai ở độ cao 2285m. Đường lên đỉnh núi không quá dốc và đoạn đường cũng không quá dài (khoảng 7km) nhưng với độ tuổi trung bình khá cao của nhóm (55 tuổi), chúng tôi phải thuê dịch vụ lạc đà. Không gian lúc ấy thật là yên tĩnh. Dưới bầu trời đen tối, mọi thứ đều còn đang trong giấc ngủ, chỉ có tiếng vó lạc đà và những tiếng hội thoại từ những khách du lịch như chúng tôi.
Dọc đường, thỉnh thoảng chúng tôi thấy những đốm sáng lẻ loi trong màn đêm tối mịt. Đó là những túp lều nhỏ, nơi người dân địa phương phục vụ nước nôi cho các phái đoàn du lịch đi qua. Không khí ấy làm tôi nhớ lại giây phút đi chùa Hương vào rạng sáng, y chang như vậy. Vẫn những mặt hàng khá quen thuộc : mỳ ăn liền, cà phê, nước uống…
Lên được đến sát đỉnh, chúng tôi buộc phải xuống lạc đà và tiếp tục đi bộ một lúc. Những cậu bé dẫn lạc đà bắt đầu giở trò xin xỏ tiền tip với một thái độ khá khó chịu. Tình huống này thực ra đã được cảnh báo từ trước. Tôi thì không quá ngạc nhiên với kiểu thái độ đó vì nó xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đây là một thực trạng đáng xấu hổ và đáng buồn với ngành du lịch nước nhà. Cứ nghĩ đến cảnh các cô gái Hmong đen ở Sapa cứ chạy theo khách du lịch đến tận 7km chỉ để bán đồ lưu niệm hay những bà chèo thuyền ở Tam Cốc khủng bố tinh thần du khách Tây để bán mấy cái vòng lắc thì tôi lại ngán ngẩm tự nhủ : “văn hóa du lịch kiểu này thì chẳng có gì ngạc nhiên khi hơn 90% du khách đến Việt Nam thề không bao giờ quay trở lại đất nước hình chữ S”. Cũng chẳng có gì ngạc nhiên khi lượng du khách đến Việt Nam sụt giảm trong năm 2013 trong khi đó bên các nước bạn như Lào, Thái Lan và Campuchia thì tăng vùn vụt. Với một bộ văn hóa và du lịch toàn bọn đầu đất điều hành, đừng bao giờ trông mong du lịch Việt Nam vươn lên một tầm vóc mới, nông dân thì vẫn chỉ là nông dân mà thôi.
Khoảng tầm 5h sáng, chúng tôi lên được đến đỉnh núi, vừa đủ thời gian để chứng kiến những tia nắng đầu tiên le lói phía xa rồi rọi lên những đỉnh núi nhọn xung quanh. Đó là một trong những khoảnh khắc đẹp nhất trong hành trình sang Ai Cập của tôi. Cũng phải nói thêm rằng tôi là một người may mắn có cơ hội chiêm ngưỡng mặt trời mọc/lặn ở nhiều nơi trên thế giới mà tất cả những khoảnh khắc đó đều được ghi khắc rất rõ trong tâm trí tôi, từ đảo Santorini (Hy Lạp) đến thung lũng Cappadocia (Thổ Nhĩ Kỳ), từ Aswan (Ai Cập) đến Angkor Wat (Campuchia). Đó đều là những giây phút huyền ảo, phần thưởng xứng đáng cho những ai chịu hi sinh nhiều thứ để có được nó.
Sau chừng nửa tiếng ngất ngây con gà tây, chúng tôi bắt đầu hành trình xuống núi nhưng đi qua con đường khác ngắn hơn nhưng cũng dốc hơn. Khoảng hơn 7h sáng, chúng tôi đã có mặt tại chân núi và quay trở lại khách sạn rửa ráy trước khi tiếp tục chuyến viếng thăm tu viện Saint Catherine.
Tu viện Catherine còn một điểm khác biệt nữa khiến tôi rất ngạc nhiên. Trên danh nghĩa, đây là một tu viện của cộng đồng thiên chúa giáo. Nhưng trên thực tế, tôi thấy có cả tín đồ hồi giáo và do thái đến đây viếng thăm. Điều đó cho thấy tu viện Saint Catherine là nơi giao lưu của cả 3 tôn giáo, một ví dụ rõ nét cho chính bán đảo Sinai vậy.
Ngay cạnh tòa tháp chuông thiên chúa giáo, có thể dễ dàng nhận ra sự hiện diện của một tháp chuông hồi giáo màu trắng muốt. Đây là minh chứng cho dấu vết lịch sử của hồi giáo trên bán đảo Sinai và đặc thù của tu viện Saint Catherine. Mặc dù bị bao vây bởi cả một thế giới hồi giáo, đặc biệt là dưới các triều đại Fatimid và Mamelouk (giai đoạn thế kỷ 10-14), tu viện được trao đặc quyền tự do tôn giáo, chỉ có điều bên trong khuôn viên cần có một nhà thờ hồi giáo như để chứng tỏ sự thống trị của đạo Hồi trong khu vực.
Bên trong khuôn viên là một lô các công trình kiến trúc nhỏ với những cái tên khác nhau mà tôi không thể nhớ hết được. Nếu như bạn hỏi tôi ấn tượng lớn nhất còn giữ được, có lẽ câu trả lời là sảnh thư viện. Người ta nói rằng đây là thư viện lâu đời nhất trong thế giới thiên chúa giáo và hiện tại đang sở hữu số lượng đầu sách lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng sau thư viện của tòa thánh Vatican.
Mặc dù không phủ nhận sự độc đáo hơn hẳn của tu viện Saint Catherine so với tất cả các tu viện khác mà chúng tôi thăm trong hành trình, chuyến tham quan bên trong tu viện này không có những hiệu ứng ngạc nhiên như những gì mà chúng tôi đã trải qua trước đó nữa, đơn giản vì nó ít nhiều có cùng một trường phái, vẫn là một công trình lẻ loi trong một môi trường thiên nhiên khắt khe, vẫn là những vị tu sĩ đội mũ len và phủ kín màu đen, vẫn những quầy bán đồ lưu niệm…
Sau một buổi sáng vận động chân tay mệt mỏi, chúng tôi chỉ phải kết thúc buổi chiều bằng chuyến viếng thăm nhẹ nhàng đến một trung tâm giúp đỡ cộng đồng bộ tộc Jebeliya mang tên Fansina. Đây là một số tổ chức phi chính phủ quốc tế và địa phương đầu tư phát triển một dự án kinh tế để giúp đỡ phụ nữ Jebeliya.
Cụ thể, những người phụ nữ này nếu như xưa kia chỉ có mỗi nhiệm vụ nội trợ, nuôi dạy con cái và chăn nuôi gia súc thì ngày nay họ còn có cơ hội phát triển năng khiếu thêu thùa của mình. Đã từ lâu, phụ nữ Jebeliya đã biết tận dụng những nguyên liệu có sẵn trong sa mạc như cây cối đặc thù của vùng để chiết xuất ra sợi vải rồi từ đó tạo ra các sản phẩm thổ cẩm phục vụ cho các nhu cầu trang trí nội thất hay gia đình. Ngày nay, họ có điều kiện sản xuất cung cấp cho tu viện Catherine như là đồ lưu niệm. Lợi nhuận thu về được chia đều một cánh công bằng, giúp họ có thêm thu nhập cho gia đình.
Chúng tôi thăm trung tâm này với mục đích tìm hiểu cuộc sống ngày thường của những phụ nữ Jebeliya nhưng cũng là để mua một số mặt hàng lưu niệm như túi xách hay vỏ gối để ủng hộ trung tâm. Được biết một số tổ chức phi chính phủ của Anh và Đức đã hợp tác với Fansina để xuất khẩu một số lượng nhỏ sang hai quốc gia này. Dẫu biết rằng đây là một phương thức đáng khích lệ nhưng tôi có nhiều hoài nghi về sự thành công của nó khi mà biết bao nhiêu sản phẩm giá rẻ đến từ Trung Quốc đang chiếm lĩnh thị trường thế giới.
Sau tu viện Saint Catherine, có thể nói chúng tôi đã hoàn thành tất cả những gì được cho la tinh túy nhất về khía cạnh thiên chúa giáo Ai Cập. Chúng tôi bắt đầu tiến ra rìa bán đảo Sinai và một lần nữa tiến về hướng biển Đỏ nhưng thay vì quay lại trục đường cũ quay lại Sharm El Cheik, chúng tôi đổi hướng đi về phía Dahab, một thị trấn khác nằm ven biển. Tuy khung cảnh nói chung của ngày hôm nay vẫn là sa mạc và núi nhưng có thể nhận ra một số điểm khác biệt, nhất là khi chúng tôi đi qua khu vực Ein Khudra, nơi chúng tôi nghỉ dọc đường. Chính xác hơn, đây là một ốc đảo, nơi có bộ tộc du mục Muszeina sinh sống.
Nhỏ hơn so với ốc đảo Wadi El Feiran nhưng đây được cho là ốc đảo đẹp nhất bán đảo Sinai. Ốc đảo này có phần khác so với ốc đảo Wadi El Feiran bởi tại đây cây cối mọc lên một cách tự nhiên dựa vào các nguồn nước ngầm chứ không phát triển theo kiểu canh tác nhân tạo như Wadi El Feiran.
Chúng tôi giao lưu với một hộ gia đình bộ tộc Muszeina và được họ mời uống trà. Có thể nhận thấy một điểm thú vị là phong tục mời trà là một thói quen khá phổ biến của hầu như tất cả các bộ tộc du mục mà tôi được biết đến trong các khu vực sa mạc trải dài ở Bắc Phi và Trung Đông. Dù bạn đến Marốc, Algeria, Tunisia, Ai Cập, Lybia, Syria hay Thổ Nhĩ Kỳ thì tiếp trà luôn là một điều không thể thiếu, thể hiện sự hiếu khách của họ. Chỉ có điều loại trà được phục vụ thì có thể khác nhau. Ở Marốc thì người ta dùng trà trộn với lá bạc hà. Còn ở bán đảo Sinai này, người ta sử dụng trà đen và trộn với rất nhiều đường nên cốc trà của bạn sẽ cực kỳ ngọt. Người ta giải thích rằng ngọt như vậy sẽ rất tốt cho cơ thể bới nó giúp hạn chế mức độ mất nước do toát mồ hôi dưới cái nóng khủng khiếp của sa mạc.
Sau một lúc “trà đạo” theo kiểu du mục, chúng tôi tiếp tục hành trình khám phá White Canyon,điểm nhấn của ngày hôm nay. Nó giúp tôi mở rộng thêm hiểu biết về hiện tượng địa chất này. Trước đây, tôi chỉ nghe nói đến các đại vực canyon ở nước Mỹ (chắc hẳn các bạn còn nhớ đến những cảnh quay trong các bộ phim cao bồi miền tây của Hollywood). Nhưng trong suốt giai đoạn 8 năm bên Châu Âu, tôi mới khám phá ra rằng canyon không chỉ là đặc sản của Mỹ mà nó cũng rất đa dạng và tồn tại ở nhiều nơi khác trên thế giới.
White Canyon là kiểu đại vực đầu tiên tôi được thăm quan, và sau này tôi còn có dịp khám phá thêm một dạng đại vực ở thung lũng Ihlara Valley tại Thổ Nhĩ Kỳ. Đối với tôi, có lẽ White Canyon là một thông điệp khiến nhiều người cần phải thay đổi định nghĩa về vẻ đẹp thiên nhiên. Người Việt chúng ta có vẻ như có chiều hướng thích những vẻ đẹp “xanh mát” với những khung cảnh núi non trùng điệp, có cây cối hoa trái. Thế nên tôi nhận thấy rằng hiếm khi nào phong cảnh sa mạc thu hút được sự quan tâm đông đảo. Có vẻ như nói đến sa mạc là người ta lập tức nghĩ đến những đụn cát khổng lồ hoặc đại loại như một vùng “chó ăn đá gà ăn sỏi”. Nằm rõ ràng trong một đại dương sa mạc tại bán đảo Sinai, White Canyon chứng minh cho chúng ta thấy rằng đâu phải lúc nào sa mạc cũng là những đụn cát. Vẫn có đây đó những dãy núi trơ trọi không cây cối, vẫn lác đác những ốc đảo xanh rờn, và vẫn tồn tại đây đó những viên ngọc sáng như White Canyon, một tuyệt phẩm điêu khắc của thiên nhiên.
Nguồn gốc sơ sinh của canyon này vốn dĩ là đáy một con sông chảy qua, cách đây hàng trăm triệu năm. Dần dần nước đại dương rút xuống và khiến cho con sông này cạn dần. Tất cả những gì còn lại là những bề mặt thành sông khô cằn, cộng thêm sự tác động của gió làm cho màu sắc của bề mặt thành màu trắng.
Để đến được khu vực này, không có bất cứ con đường nào dải nhựa băng qua vì thế chúng tôi buộc phải sử dụng ôtô 4x4 chuyên dụng. Nhân tiện đây, tôi lại nhớ đến những chiếc xe 4x4 Land Rovers hiên ngang đi trên đường phố Hà Nội. Mấy người bạn Tây của tôi có hỏi tại sao ngay giữa lòng thủ đô đường bằng phẳng như vậy mà lại phải cần đến Land Rover vốn chỉ dùng cho những con đường địa hình khó khăn. Tôi buộc phải trả lời một cách hài hước rằng người Việt có một chí tưởng tượng phong phú nên nhiều người sử dụng xe Land Rover để tận hưởng cảm giác như thể đang đi trên sa mạc. Chẳng lẽ lại nói trắng ra là mấy ông sĩ diện khoe mẽ sắm mấy con 4x4 này để thể hiện phong cách sành điệu
Chặng đường trekking băng qua những hẻm vực hun hút của White Canyon thực sự để lại cho chúng tôi một ấn tượng khó phai mờ. Có những đoạn đường rất hẹp, chỉ khoảng một mét và khi bạn ngẩng đầu lên nhìn thẳng lên trời thì bạn có những cảm giác khó tả. Cảm giác nhỏ bé trước thiên nhiên hùng vĩ. Đối với một số người, nó giống như một chuyến mạo hiểm theo kiểu Indiana Jones. Còn đối với tôi, tôi lại có cảm giác như nhóm của chúng tôi đang bị “mai phục” và sa lầy tại hẻm núi nay, cứ như là trong phim Tam Quốc Diễn Nghĩa. Thoang thoảng đâu đó những tiếng rục rịch (chắc là mấy chú thằn lằn tắc kè thôi) như thể quân của Tào Tháo đang chuẩn bị mai phục bắn tên ném đá xuống đầu chúng tôi.
Sau White Canyon, chúng tôi quay trở lại Ein Khudra ăn trưa, được chuẩn bị khá thịnh soạn bới người dân du mục địa phương. Thoạt nhìn, bạn sẽ tự hỏi người ta lấy đâu ra nguyên liệu để nấu ăn trong một khu vực khó canh tác như thế này. Thực ra, một số nguyên liệu thực phẩm được vận chuyển từ nơi khác đến, do đó không quá ngạc nhiên khi chí phí bữa ăn trưa ở đây đắt hơn một chút so với các bữa ăn ở thủ đô Cairo. Sau bữa trưa, chúng tôi nhanh chóng tiến về thị trấn Dahab, chặng cuối cùng của chuyến đi. Tôi sẽ không nói nhiều về thị trấn nhỏ này vì tôi còn có dịp quá giang qua nó trong chuyến khám phá Ai Cập lần thứ hai. Sau một đêm nghỉ khách sạn ở đây, chúng tôi quay trở lại Sharm El Cheik bắt chuyến bay nội địa quay trở lại Cairo rồi từ đó nối chuyến quay trở lại Pháp.
Chuyến đi sang Ai Cập đã góp phần thay đổi rất nhiều mường tượng của tôi về Trung Đông, không chỉ về phong cảnh thiên nhiên mà còn về các bản sắc văn hóa. Ai Cập phức tạp và đa dạng hơn tôi tưởng tượng. Và tôi nghĩ nhiều quốc gia khác chắc cũng như vậy. Tạm biệt Ai Cập và những cộng đồng thiên chúa giáo đã nhiệt tình đón tiếp chúng tôi.